CÔNG TY TNHH DV TM VÀ TV ĐT AZ, 180 - 182 Lý Chính Thắng, P. 9, Q. 3, TP.HCM, Ho Chi Minh, 70000, VN. 0977597909

SAU VỤ DU HỌC SINH VIỆT MẤT TÍCH, NAM ÚC "SIẾT" ĐẦU VÀO THÊM 6 TỈNH, THÀNH

Sau vụ du học sinh Việt mất tích, Nam Úc 'siết' đầu vào thêm 6 tỉnh, thành- Ảnh 1.

Sunnie Nguyễn, nữ sinh hiện đang mất tích bí ẩn tại thành phố Adelaide, bang Nam Úc

CHỤP MÀN HÌNH FACEBOOK

Hôm nay (11.2) đánh dấu hơn 1 tháng Sunnie Nguyễn (17 tuổi, quê Quảng Bình) mất tích bí ẩn tại Úc sau bữa ăn tối tại nhà gia đình giám hộ người bản xứ. Em là du học sinh Việt thứ 5 mất tích từ tháng 12.2023. Các em đều học ở Trường trung học Hamilton (TP.Adelaide, bang Nam Úc), mỗi em mất tích vào một thời điểm khác nhau và cảnh sát nhận định không có mối liên hệ nào giữa các trường hợp mất tích.

 

Sau khi xem xét quê quán của các du học sinh mất tích, Sở Giáo dục Nam Úc mới đây quyết định tạm dừng nhận học sinh Việt Nam đến từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình muốn theo học chương trình giáo dục quốc tế. Động thái này tuân thủ đạo luật Dịch vụ giáo dục dành cho sinh viên quốc tế (ESOS 2000) nhằm bảo vệ tính trung thực của hệ thống thị thực nước này, theo người phát ngôn Sở Giáo dục Nam Úc.

 

Quyết định của Sở Giáo dục Nam Úc lập tức gây xôn xao dư luận. Không ít bạn đọc băn khoăn, liệu quyết định này có mở rộng sang các địa phương khác, hay tác động đến quá trình nộp đơn xin du học Nam Úc của học sinh Việt Nam nói chung?

 

Trả lời Báo Thanh Niên ngày 7.2, người phát ngôn Sở Giáo dục Nam Úc khẳng định ngoài 3 tỉnh kể trên, cơ quan này hiện không xem xét đưa địa phương nào khác vào diện tạm dừng nhập học. Đến ngày 8.2, Sở Giáo dục Nam Úc thông tin thêm rằng đã gửi hướng dẫn tuyển sinh năm 2024 đến 29 công ty tư vấn du học là đại diện tuyển sinh của bang này tại Việt Nam.

Sau vụ du học sinh Việt mất tích, Nam Úc 'siết' đầu vào thêm 6 tỉnh, thành- Ảnh 2.

Hướng dẫn tuyển sinh năm 2024 mà Sở Giáo dục Nam Úc gửi đến các công ty tư vấn du học là đại diện tuyển sinh của bang này tại Việt Nam

CHỤP MÀN HÌNH

 

Cụ thể, Sở Giáo dục Nam Úc sẽ dừng nhận hồ sơ của các học sinh từ Nghệ An, Hà Tĩnh đến khi có thông báo mới. Cơ quan này cũng dừng việc nhận học sinh từ Quảng Bình, tuy nhiên sẽ xem xét lại quyết định này vào tháng 3.2024.

 

Với học sinh từ 6 tỉnh, thành còn lại, Sở Giáo dục Nam Úc lần đầu yêu cầu các em bổ sung bài luận thể hiện mục đích học tập (Statement of Purpose) trong hồ sơ xin học, thay vì chỉ cần đáp ứng mức điểm trung bình (GPA) nhất định như học sinh các tỉnh khác. Song, với các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đồng Nai, quyết định này sẽ được Sở Giáo dục Nam Úc xem xét lại vào tháng 8.2024.

 

"Từ trước đến nay, học sinh, sinh viên từ các địa phương trên luôn nằm trong diện rủi ro cao và được yêu cầu giải trình rõ ràng mục đích xin học. Song, từ sau vụ một số du học sinh Việt mất tích, Sở Giáo dục Nam Úc quyết định mạnh tay hơn bằng cách tạm dừng tuyển sinh hoặc yêu cầu thêm bài luận. Đây là hình thức phòng ngừa trước mắt, và sẽ kéo dài đến khi bang này điều tra, nghiên cứu kỹ hơn để tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp"

 

"Lệnh cấm du học sinh Việt từ 3 tỉnh sẽ không kéo dài vĩnh viễn. Mặt khác, với các trường hợp phải nộp thêm bài luận, hồ sơ xin học của các em chắc chắn cũng sẽ bị Sở Giáo dục Nam Úc sàng lọc kỹ hơn".

Sau vụ du học sinh Việt mất tích, Nam Úc 'siết' đầu vào thêm 6 tỉnh, thành- Ảnh 3.

Hàng nghìn học sinh tại các trường phổ thông ở Đồng Nai đến dự chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên hồi tháng 1.2024

NGỌC LONG

Trong bối cảnh trên, làm sao để du học sinh Việt, nhất là những em đến từ các địa phương rủi ro cao có thể ứng tuyển thành công vào trường phổ thông công lập tại Nam Úc? Từ khóa quan trọng nhất chính là sự trung thực. "Các em không cần có bất cứ kỹ thuật gì mà hãy trung thực, 'có sao nói vậy' khi trả lời các câu hỏi trong hồ sơ xin học, nhất là các vấn đề như tiểu sử di trú của gia đình và bản thân, năng lực tài chính, mục đích và kế hoạch học tập... Sở Giáo dục Nam Úc sẽ dựa trên các thông tin được khai báo để xét duyệt và quyết định nhận hay không. Học sinh cần công bằng với bản thân và có lòng tự trọng. Nếu đủ điều kiện thì xin học, không thì chờ cơ hội khác. Đừng nên lạm dụng thị thực du học để sang Úc rồi trốn lại hay bỏ học, khiến bản thân phạm pháp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các du học sinh chân chính".

 

Theo Baothanhnien

 


Viber zalo
Messenger
https://www.facebook.com/profile.php?id=100030871840245